Ginsenoside là gì? Thành phần và tác dụng của Ginsenoside:
Công dụng và những lợi ích tuyệt vời từ các sản phẩm nhân sâm đối với sức khỏe con người, đặc biệt là nhân sâm Hàn Quốc, là thông tin mà rất nhiều người tại nhiều quốc gia trên thế giới đã biết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tới bí mật của thần dược nhân sâm, hồng sâm hay hắc sâm lại nằm ở nhóm Saponins có tên gọi riêng là Ginsenosides. Hãy cùng tìm hiểu Ginsenoside là gì? thành phần hóa lý và tác dụng của Ginsenosides lên cơ thể người sử dụng qua bài viết này nhé.
1. Ginsenoside là gì?
Có lẽ nhiều người vẫn còn lạ lẫm với từ Ginsenoside. Vì thế, trước tiên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về những thông tin cơ bản xoay quanh Ginsenoside.
1.1. Cấu trúc hóa học của Ginsenoside:
Hầu hết các Ginsenoside được xếp vào nhóm thành viên của gia đình họ Dammarane. Các Ginsenosides dammarane có cấu trúc 4 vòng, giống như cấu trúc của steroid. Mỗi Ginsenosides sẽ liên kết với ít nhất 2–3 nhóm hydroxyl ở vị trí carbon-3, -20 hoặc vị trí carbon-3, -6 và -20 tương ứng. Có một loại Ginsenosides là thành viên của gia đình họ Oleanane là pentacylic. Loại này có cấu trúc khung carbon 5 vòng.

1.2. Phương pháp tạo ra Ginsenoside:
Nhờ công nghệ khoa học hiên đại, các Saponins hay Ginsenoside trong nhân sâm được chiết tách cô lập, chế tạo và phân tích theo công dụng riêng. Đến nay, công việc này vẫn đang được tiến hành. Các Ginsenosides trong nhân sâm không phải tự nhiên có mà phải trải qua các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và chế biến.
Đây là phương pháp tương tự phương pháp chuẩn bị thuốc đông y truyền thống của phương Đông. Phương pháp này chủ yếu dùng để bổ sung “âm khí” cho y học phương Đông.
Nhân sâm được hấp ở nhiệt độ 95-99 độ C trong 3 giờ và sấy khô khoảng 24 giờ với ánh sáng tự nhiên của mặt trời hoặc máy sấy chuyên dụng. Chỉ cần qua 3–4 lần sấy đầu, hàm lượng Ginsenosides đã nhân lên gấp 2–3 lần.
2. Có những loại Ginsenosides nào?
Ginsenoside có chủ yếu trong các loại nhân sâm và được phân loại bằng các sắc ký cột. Tùy giống nhân sâm, thời gian của giai đoạn phát triển, sinh trưởng và quy trình thu hoạch, chế biến mà hàm lượng ginsenoside có thể khác nhau. Rễ chính hay còn gọi là gốc và thân củ sâm là cơ quan chứa nhiều loại ginsenoside quan trọng và chia thành 2 nhóm:
+Nhóm Rg1 (protopanaxa Triol – PT: Re, Rg1, Rg2, Rf).
+Nhóm Rb1 (protopanaxa Driol – PD: Rc, Rd, Rb1, Rb2).
2.1 Nhóm Ginsenosides Rb:
Nhóm Ginsenosides Rb gồm Rb1 và Rb2. Mỗi loại Rb lại mang những tác dụng nổi trội khác nhau.
a) Rb1: Ginsenoside rb1 là gì? hàm lượng Rb1 được tìm thấy nhiều nhất ở Panax quinquefolius (nhân sâm của Hoa Kỳ). Saponin Rb1 đã trải qua nhiều cuộc nghiên cứu để tìm ra những cộng dụng đặc biết tốt với cơ thể con người.
b) Rb2: Loại Saponin này đã được thí nghiệm thực tế trên 1 loại sâu tên “Caenorhabditis elegans” chứng minh rằng Rb2 giúp kéo dài tuổi thọ của loài sâu này cũng như con người.
2.2 Nhóm Ginsenosides Rg:
Nhóm Ginsenosides Rg có 3 loại chính là Rg1, Rg2 và Rg3:
a) Rg1: Loại Gins Rg1 được tìm thấy nhiều nhất ở Panax Ginseng (Hồng Sâm Hàn Quốc/ Nhân sâm Trung Quốc).

b) Rg2: Hắc sâm có hàm lượng Rg2 khoảng 0.145% còn hồng sâm chỉ có 0.042%. Gins Rg2 thực ra là một loại glycoside α-L-RHA → β-D-GLC của panaxatriol.
c) Rg3: Đây là một loại Ginsenoside quý hiếm. Hàm lượng Rg3 trong hắc sâm là 0.387% cao hơn hồng sâm với 0.061%.
2.3 Ginsenoside Rk1 và Rg5:
Trong sâm tươi Hàn Quốc ngoài nhóm Ginsenosides Rb và nhóm Ginsenosides Rg còn có Ginsenosides Rk1 và Rg5. Nhưng, hàm lượng Ginsenosides Rk1 và Rg5 có trong hắc sâm rất cao. Rk1 và Rg5 trong hắc sâm cao gấp 8 lần ở hồng sâm với mức hàm lượng lần lượt là 0.389% và 0.053%.
2.4 Nhóm Ginsenosides Rh:
Nhóm Ginsenosides Rh gồm 2 loại ginsenoside là Rh1 và Rh2 với những công dụng tốt cho sức khỏe con người:
a) Rh1: Trong Hồng sâm chứa khoảng 0.053% hàm lượng Rh1 còn ở Hắc sâm là 0.287%.
b) Rh2: Hắc sâm chứa khoảng 0.321% Rh2 trong khi Hồng sâm chỉ chứa 0.042%.

2.5 Ginsenoside Rd:
Ginsenosides Rd có tác dụng quan trọng tới hoocmon của vỏ tuyến thượng thận. Rd giúp thúc đẩy các hoạt động của vỏ thượng thận mạnh và nhanh hơn. Hàm lượng Ginsenosides Rd chiết xuất từ hồng sâm khoảng 0.104% còn hắc sâm là 0.147%.

2.6 Ginsenoside Rc:
Ginsenosides Rc được tìm thấy trong nhân sâm và có hiệu quả cao trong sản xuất thuốc an thần hơn các loại Saponin khác là Ginsenosides Rg và ginsenosides Re. Ginsenosides Rc còn có khả năng di chuyển tinh trùng nhanh và mạnh hơn, qua dữ liệu từ một nghiên cứu về sức khỏe tinh trùng.
2.7 Ginsenoside Re: Loại Ginsenosides cuối cùng nhưng cũng có những chức năng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người chính là Ginsenosides Re. Đây là một loại sapanin cũng có tác dụng với hoocmon của vỏ tuyến thượng thận và có khả năng bảo vệ gan cực tốt.
3. Tác dụng của các loại Ginsenosides:
Vậy thì công dụng của Ginsenoside là gì? Thực ra, ứng với mỗi loại Ginsenosides sẽ mang lại những tác dụng khác nhau cho sức khỏe con người. Cụ thể như sau:
3.1 Nhóm Ginsenosides Rb:
a) Rb1: Có khả năng kích thích sản sinh tinh trùng ở giống đực, tác động tới sự phát triển của phôi thai. Tác dụng lưu thông khí huyết, giảm nguy cơ hình thành mỡ máu và xơ vữa động mạch. Tái tạo lại hệ thần kinh trung ương, làm giảm sự hưng phấn quá mức và giúp cải thiện trí nhớ.
b) Rb2: Giúp kéo giảm lượng Cholesterol trong máu và gián tiếp tăng tuổi thọ cho người dùng. Ngoài ra, Rb2 còn có khả năng cân bằng tổ hợp insulin và cholesterol trong cơ thể, hỗ trợ phòng tránh được bệnh tiểu đường.

3.2 Nhóm Ginsenosides Rg:
a) Rg1: Hỗ trợ làm giảm sự căng thẳng hoặc hưng phấn quá độ nhờ đó giúp não bộ thêm tập trung hơn. Tăng cường miễn dịch và ổn định nhiệt độ trong cơ thể nhờ đó cơ thể nhanh chóng phục hồi sau tổn thương của sốt virus. Không chỉ vậy, Rg1 còn làm tăng khả năng sinh sản estrogen, khả năng thụ tinh và điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới.
b) Rg2: Giúp bảo vệ và phục hồi trí nhờ nhờ chống apoptosis kết dính của tiểu cầu máu đồng thời làm tăng khả năng máu lưu thông lên não.
c) Rg3: Giúp kích thích insulin, giảm cholesterol và phân giải đường. Đồng thời, Rg3 còn làm suy yếu những DNA lạ góp phần kiềm chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Đặc biệt, nó còn giúp bảo vệ não bộ, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ.
3.3 Ginsenosides Rk1 và Rg5:
Ginsenosides Rk1 và Rg5 có khả năng đặc thù trong phòng chống các bệnh về trí não như mất trí nhớ, chứng hay quên ở người lớn tuổi… và các căn bệnh liên quan đến ung thư.
3.4 Nhóm Ginsenosides Rh:
a) Rh1: Phòng chống và hạn chế phát triển hoạt động của các khối u cũng như tế bào ung thư trong cơ thể người. Rh1 còn giúp phục hồi những hư tổn ở gan, giúp gan hoạt động bình thường.
b) Rh2: Có công dụng khá giống Saponin Rg3 nhưng chủ yếu giúp kìm hãm, ức chế các DNA di truyền của tế bào ung thư phát triển trong cơ thể.

3.5 Ginsenosides Rd:
Ginsenosides Rd có tác dụng quan trọng trong việc chống dị ứng, chống viêm và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, làm giảm căng thẳng, stress trong não bộ.
3.6 Ginsenosides Rc:
Ginsenosides Rc giúp kéo giảm những cơn đau đầu, ngăn ngừa và kìm chế sự phát triển của các tế bào gây bệnh ung thư vú nhờ khả năng kìm hãm RNA tổng hợp trong chuỗi DNA của tế bào ung thư vú trong cơ thể người bệnh.
3.7 Ginsenosides Re:
Ginsenosides Re cũng có tác dụng với hoocmon của vỏ tuyến thượng thận, giúp gia tăng tốc độ làm việc và tổng hợp của các tế bào tủy từ đó hỗ trợ bảo vệ gan khỏi những tổn thương tốt hơn.
4. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng Ginsenosides có trong nhân sâm, đặc biệt là nhân sâm Hàn Quốc:
+Chất lượng Ginsenosides có trong nhân sâm hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng do các yếu tố như: Giống loài, độ tuổi, phương pháp canh tác, thời gian thu hoạch và cách bảo quản.
Hàm lượng ginsenoside trong nhân sâm tỷ lệ thuận với độ tuổi của nó và độ tuổi đạt mức cao nhất là 6 năm tuổi.
+Nhân sâm hầu hết được sấy khô sau khi thu hoạch. Một số loại được hấp trong 2–4 giờ ở 100 độ C trước khi làm khô, điều này làm màu nhân sâm sẫm hơn và được biết tới là hồng sâm (hay còn gọi là nhân sâm đỏ).
+Hồng sâm là kết quả của quy trình xử lý nhiệt và phân giải oxy nên có được thêm nhiều loại Ginsenosides mới như: Ra1, Ra2, Ra3, Rf2… và có giá trị dược liệu cao hơn bạch sâm.
+Thiên sâm (nhân sâm Trời) được chế biến bằng cách hấp ở nhiệt độ 120°C, nhờ đó làm tăng mức độ ginsenoside Rk1, Rg3 và Rg5 có tác dụng hỗ trợ chống khối u. Hơn nữa, phần Butanol của Thiên sâm còn được bào chế thành KG-135 có chứa nhiều loại ginsenoside: Rk3, Rs3, Rs4, Rs5, Rs6 và Rs7.
5. Sản phẩm nhân sâm nào chứa hàm lượng Ginsenosides nhiều nhất hiện nay:
+Với những tìm hiểu ở trên thì loại nhân sâm chứa nhiều Ginsenoside là chính là sản phẩm Hắc Sâm qua quá trình chế biến Gu Geung Gu Po. Quy trình này tạm dịch là “9 lần hấp, 9 lần sấy” để sản xuất ra loại nhân sâm có hàm lượng ginsenoside nhiều hơn cả bạch sâm và hồng sâm.

+Công ty Cheon Ji Hyun Hwang cùng các trường đại học y hàng đầu Hàn Quốc đã nghiên cứu và phát triển ra công nghệ chế biến này từ năm 2002. Đến nay, phương pháp chế tạo hắc sâm có hàm lượng Ginsenosides Rg3 và Rh2 cao này đã được cấp mã số đăng ký sáng chế.
Trên đây là những thông tin hữu ích về Ginsenosides, thành phần và tác dụng của ginsenosides lên cơ thể con người. Hy vọng bài viết này giúp Quý Khách hiểu thêm về các loại Ginsenosides có trong nhân sâm, đặc biệt là nhân sâm Hàn Quốc và công dụng tuyệt vời của chúng.